GIẢI PHÁP CHỐNG NÓNG

Các giải pháp chống nóng cho ngôi nhà của bạn.

Gợi ý các giải pháp chống nóng cho ngôi nhà của bạn

Chống nóng cho ngôi nhà là một trong những công việc vô cùng quan trọng. Vào mùa hè, ngôi nhà thường bị hấp nhiệt lớn, gây ra những bất cập cho sức khỏe, đời sống sinh hoạt của thành viên trong gia đình. Vậy các giải pháp chống nóng cho ngôi nhà của bạn là gì? Hãy cùng điểm qua một số gợi ý đáng cân nhắc với bài viết sau nhé.

Vai trò của công tác chống nóng cho ngôi nhà

Tại Việt Nam nói riêng và những quốc gia nhiệt đới nói chung, chống nóng cho công trình là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, chúng ta nên hạn chế tối ưu mức độ hấp nhiệt. Như vậy, thi công chống nóng cho ngôi nhà đầu tiên sẽ giúp không gian bên trong duy trì được cảm giác thoáng đãng, mát mẻ. Đây cũng là tiền đề để nâng cao chất lượng sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.

Đồng thời với đó, dưới phương án chống nóng được triển khai phù hợp, chất lượng, độ bền của công trình lẫn các vật dụng nội thất bên trong cũng được đảm bảo dài lâu theo thời gian.

Chống nóng bài bản là yếu tố đảm bảo không gian sinh sống bên trong công trình được thoải mái, thoáng đãng hơn

Việc chống nóng cho ngôi nhà có thể thực hiện dưới nhiều cách thức khác nhau. Tùy theo từng đặc trưng riêng trong kết cấu mà các chủ đầu tư có thể cân nhắc, triển khai các giải pháp tương ứng, giúp cân đối được hiệu quả cùng tính kinh tế hơn cho chính mình.

Gợi ý các giải pháp chống nóng cho ngôi nhà của bạn

Để chống nóng hiệu quả cho ngôi nhà, chúng ta nên kết hợp các giải pháp đa dạng, toàn diện. Dưới đây là các phương pháp mà bạn có thể tham khảo:

1/ Chống nóng cho tường và mái nhà

Tường và mái nhà là khu vực tiếp xúc lớn nhất với nắng nóng. Vì thế, chúng ta cần lưu ý đến việc thiết kế, xây dựng tường, mái nhà sao cho cách nhiệt tối ưu.

Chúng ta nên sử dụng loại gạch block khi xây tường nhà hoặc xây 2 lớp tường gạch. Lớp tường càng dày thì mức độ cách nhiệt càng tối ưu hơn.

Bên cạnh đó, có thể phủ thêm sơn cách nhiệt, giăng tấm vải, bạt che nắng,... ở hướng nắng chiếu vào.

Về phần mái, chúng ta nên cân nhắc dùng mái ngói, gạch, tấm lợp, xây theo kiểu dốc xuống nhằm tránh nắng nóng.

Sử dụng mái ngói chống nóng tại công trình

2/ Bố trí cửa sổ hợp lý trong nhà ở

Thông thường, chúng ta nên bố trí 2 cửa sổ trong nhà để không gian thoáng đãng hơn.

Tuỳ vào diện tích không gian nhà ở, bạn có thể cân nhắc để lắp đặt cửa theo kích cỡ tương ứng. Có thể tham khảo dòng cửa sổ lớn một chút để đón gió vào nhà tốt hơn.

Đảm bảo sự thoáng đãng cho không gian nhờ tích hợp hệ thống cửa sổ phù hợp

3/ Lắp đặt rèm cửa và kéo rèm vào ban ngày

Có thể nói, rèm cửa cũng là một trong những “trợ thủ đắc lực” trong việc tránh nắng nóng.

Rèm cửa sẽ cản ánh nắng, hạn chế tình trạng hấp nhiệt vào nhà. Vào ban ngày, gia chủ có thể kéo rèm lại. Điều này cũng giúp tránh được tia UV có hại cho làn da nữa đấy!

Rèm chắn sáng là giải pháp chống nóng đơn giản, hiệu quả được nhiều gia đình áp dụng hiện nay

Đặc biệt, nên lưu ý lựa chọn rèm cửa có màu sáng. Bởi, nếu chọn những gam màu như đen, nâu sẽ tạo nên tình trạng giữ nhiệt lâu hơn.

4/ Hạn chế sử dụng thiết bị điện tối ưu trong nhà

Một thực tế mà hầu như ai cũng biết đó là sử dụng nhiều thiết bị điện trong nhà khiến không khí nóng bức hơn. Thiết bị điện thường tỏa ra nhiệt lượng cao, đặc biệt là bếp, điều hoà, đèn điện,...

Vì thế, chúng ta nên phân chia thời gian sử dụng thiết bị điện hợp lý, tránh bật tất cả các máy móc cùng một lúc. Bạn cũng có thể thay thế đèn sợi đốt bằng đèn LED, đèn huỳnh quang,... nhằm tiết kiệm năng lượng điện tiêu thụ, giảm nhiệt lượng toả ra.

Tắt các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng để tránh tỏa ra nguồn nhiệt lượng gây nóng bức

5/ Trồng nhiều cây xanh quanh nhà

Một trong những giải pháp chống nóng hiệu quả đồng thời góp phần nâng cao tính thẩm mỹ nhà ở đó là trồng nhiều cây xanh. Những mẫu tiểu cảnh nhỏ nhắn, cây dây leo bám quanh nhà,... đều là gợi ý lý tưởng.

Đan xen cây xanh, tiểu cảnh vừa giúp làm đẹp không gian, vừa cho hiệu quả chống năng ưu việt

Nếu có sân vườn rộng, ban công hóng gió, bạn có thể tận dụng những khu vực này để bố trí thêm cây xanh. Phương pháp này giúp giảm hấp thụ nhiệt lẫn độ nóng hắt vào nhà.

6/ Sử dụng quạt và điều hòa hợp lý

Quạt và điều hoà là những thiết bị làm mát phổ biến đối với các hộ gia đình. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức vẫn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhất định.

Chống nóng trong không gian bằng việc sử dụng điều hòa ở mức độ hợp lý

Hãy cân đối thời gian sử dụng quạt, điều hoà. Nếu dùng trong thời gian dài, nhiệt lượng toả ra từ thiết bị cũng khiến căn phòng trở nên nóng bức, ngột ngạt hơn.

Khi sử dụng quạt, bạn nên để quạt quay đều, thổi gió thoáng đãng cả phòng. Còn đối với điều hoà, duy trì nhiệt độ ở mức 25 - 26 độ C là hợp lý nhất.

7/ Lựa chọn vật dụng nội thất và màu sắc căn phòng phù hợp

Trên thực tế, chúng ta có thể sử dụng những màu sắc nhất định để giảm mức độ hấp nhiệt như xanh ngọc, kem cốm, trắng xanh,... Mặt khác, những tông màu lạnh này còn có tính thẩm mỹ cao, mang tới sự thư giãn cho các thành viên trong gia đình.

Vật liệu nội thất giúp cách nhiệt, chống nóng phải kể đến gỗ, đá hoa cương,... Tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính, hãy cân nhắc để đầu tư, thi công linh hoạt.

Giảm sự hấp nhiệt hiệu quả cho căn nhà với việc lựa chọn vật dụng nội thất và màu sắc căn phòng phù hợp

Trên đây là các giải pháp chống nóng cho ngôi nhà của bạn. Đối với thời tiết và khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam, việc thi công chống nóng cực kỳ quan trọng. Vì thế, để hạn chế tình trạng nắng nóng, hấp nhiệt vào nhà, hãy tham khảo và áp dụng những giải pháp mà chúng tôi gợi ý trên đây nhé!

 

Dự án liên quan