CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG? PHÂN LOẠI VÀ PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH

Công trình xây dựng là cụm từ khiến chúng ta liên tưởng đến những tòa nhà đang được xây dựng, những con đường, khu vực dựng rào chắn đang được thi công,….Vậy bạn đã thật sự hiểu rõ về cụm từ này chưa? Qua nội dung trong bài viết này DPCONS sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và hiểu rõ hơn về Công trình xây dựng? Các loại công trình xây dựng? Và phân cấp công trình xây dựng?

Công trình xây dựng? Phân loại và phân cấp

1.Công trình xây dựng là gì?

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu qua về khái niệm “xây dựng”. Xây dựng là một quy trình thiết kế, thi công các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, công nghiệp, dân dụng,…Nó bắt đầu từ việc lập kế hoạch, đến thiết kế, làm dự toán kinh phí, tới thi công và hoàn tất đi vào hoạt động.

Nếu “xây dựng” được coi là một tổ hợp các công việc thì “công trình xây dựng” được coi là một sản phẩm được xây dựng theo thiết kế và được tạo nên từ sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc lắp đặt vào công trình. Được liên kết với đất bao gồm các phần: trên mặt đất, dưới mặt đất, trên mặt nước và dưới mặt nước.

2.Phân loại và phân cấp công trình

Theo Điều 5 Luật Xây dựng 2014 và Điều 3 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định việc phân loại và phân cấp công trình xây dựng dựa trên tính chất kết cấu, công năng sử dụng, và dựa vào quy mô, mức độ quan trọng, thông số kỹ thuật của công trình.

2.1.Phân loại công trình

Dựa theo tính chất kết cấu hạ tầng và công năng sử dụng, phân loại công trình được chia thành 2 loại:

Phân loại công trình xây dựng dựa theo tính chất kết cấu:

  • Kết cấu dạng nhà
  • Cầu, đường, cảng, hầm
  • Trụ, tháp, silo, bể chứa, tường, chắn, đê, đập, kè
  • Kết cấu dạng đường ống
  • Các dạng kết cấu khác

Phân loại công trình được xây dựng dựa trên công năng sử dụng công trình:

  • Công trình dân dụng:
  • Công trình công nghiệp
  • Công trình hạ tầng kỹ thuật
  • Công trình giao thông
  • Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • Công trình phục vụ quốc phòng và an ninh

2.2.Phân cấp công trình

Công trình và hạng mục công trình được phân cấp dựa trên quy mô, loại kết cấu, tầm quan trọng để áp dụng trong việc quản lý các hoạt động đầu tư:

  • Cấp công trình xây dựng phục vụ quản lý hoạt động đầu tư xây dựng được xác định căn cứ vào quy mô, mức độ quan trọng, thông số kỹ thuật của công trình, thì được phân thành công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và cấp V.
  • Cấp công trình xây dựng phục vụ thiết kế xây dựng công trình được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Cấp công trình phục vụ quản lý các nội dung khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó theo nguyên tắc để xác định cấp công trình của Thông tư 03/2016TT-BXD quy định về nguyên tắc phân cấp công trình xây dựng theo nguyên tắc:

Phân cấp công trình phải dựa trên các tiêu chí đã được đưa ra để xác định loại công trình và phân cấp được quy định như thế nào. Cấp cao nhất là cấp công trình độc lập và một dự án đầu tư xây dựng có thể có một hay nhiều công trình độc lập hoặc cũng có thể có dây chuyền công nghệ chính, tổ hợp luôn công trình chính có quan hệ hỗ trợ nhau tạo nên công năng cũng như quy mô của công trình xây dựng.

Và công trình được phân cấp như sau:

  • Công trình dân dụng (thuộc công trình giáo dục cấp đại học, trung cấp, cao đẳng): nếu có số lượng sinh viên toàn trường trên 8000 sinh viên sẽ được phân vào công trình thuộc cấp một, 5000 - 8000 sinh viên sẽ phân vào cấp hai và dưới 5000 sinh viên thuộc cấp ba.
  • Công trình thể thao sân thi đấu: được phân vào cấp đặc biệt nếu khán đài có sức chứa trên bốn mươi nghìn chỗ ngồi, cấp một nếu có sức chứa 20.000 - 40.000 chỗ ngồi, cấp hai sẽ có sức chứa 5000 - 20.000 chỗ ngồi.
  • Công trình văn hóa: là bảo tàng, thư viện, triển xác định dựa trên tầm quan trọng cấp một thuộc tầm quan trọng quốc gia, cấp hai thuộc tầm quan trọng tỉnh ngành, công trình còn lại thuộc cấp ba.
  • Công trình dân dụng là nhà ga: sẽ được phân cấp dựa trên số lượt hành khách từ mười triệu lượt khách trên năm thuộc công trình xây dựng cấp một, dưới mười triệu lượt khách sẽ thuộc công trình cấp hai và một số công trình dân dụng khác sẽ được phân cấp theo quy định pháp luật
  • Công trình công nghiệp: Tùy theo loại công trình công nghiệp sẽ được phân cấp khác nhau
    • Công trình sản xuất vật liệu xây dựng là sản xuất xi măng nếu công suất sản xuất một triệu tấn trên năm sẽ thuộc xếp hạng công trình cấp một.
    • Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo nhà máy luyện kim màu thuộc công trình cấp một nếu có sản lượng 0,5 triệu tấn thành phẩm trên năm, 0,1 đến 05 triệu tấn trên năm sẽ được phân cấp thuộc công trình cấp hai, dưới 01 triệu tấn thành phẩm trên năm thuộc công trình cấp ba.
    • Công trình công nghiệp khai thác mỏ, chế biến khoáng sản đối với mỏ than hầm lò nếu có sản lượng trên một triệu tấn trên năm sẽ được phân cấp thuộc loại công trình cấp một, sản lượng từ 0,3 đến 1 triệu tấn than trê năm sẽ được phân cấp là công trình cấp hai, dưới 0,3 triệu tấn trên năm sẽ thuộc phân cấp ba.
  • Công trình hạ tầng kỹ thuật (thuộc công trình cấp nước): được phân cấp như sau đối với công trình nhà máy nước, công trình lọc nước sạch nếu có công suất trên ba mươi nghìn mét khối trên ngày đêm sẽ được phân cấp công trình cấp một, từ mười đến ba mươi nghìn mét khối trên ngày đêm sẽ được phân cấp công trình cấp hai, dưới mười mét khối sẽ thuộc công trình cấp ba.
  • Công trình giao thông (thuộc công trình đường bộ cao tốc): được phân cấp nếu tốc độ thiết kế trên 100km/h thì được phân cấp vào công trình đặc biệt, từ 80 đến 100k/h được phân cấp là công trình cấp một, thiết kế công trình từ 60 đến 80 km/h thuộc công trình cấp ba.